Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỘI THẤT








                             
                                                                                                                       Khắc Minh - Văn Cường

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Cây tre Việt Nam qua thời gian

    Từ xa xưa, khi đất nước còn nghèo khổ thì hình ảnh mái đình, cây đa, bến nước, con đò cùng với lũy tre xanh quanh làng đã trở lên quen thuộc và thân thương của làng quê Bắc bộ . Trong cuộc sống hàng ngày gần như mọi thứ hình ảnh cây tre đều có mặt. Từ những cái nhỏ nhất như que tăm, đôi đũa, cái chổi tre cho đến cán dao, cán cuốc và cả ngôi nhà tranh cũng hoàn toàn làm từ cây tre hết. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm thì lũy tre như một " pháo đài xanh" trước kè thù dũng mãnh, tre cũng là thứ vũ khí đơn sơ nhưng rất lợi hại và đã cùng dân tộc ta trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ. Sức mạnh của cây tre qua hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa nhổ cả bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân đã đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Cho đến những bẫy chông tre, gậy tầm vông vót ngọn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng góp phần vào thắng lợi thống nhất đất nước. Cây tre đã trở thành một biểu tượng cho đức tính bền bỉ dẻo dai và sức mạnh chiến thắng của người Việt Nam.
Lũy tre làng Bắc bộ Việt Nam

Nhà Việt cổ Bắc bộ
    Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng nâng cao, nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc thì hình ảnh cây tre dần dần bị lãng quên trong tâm trí của người Việt Nam. Những ngôi nhà không còn hình ảnh của cây tre nữa mà thay vào đố là bê tông, sắt thép.Cùng với các vấn đề về giao thông, xây dựng,bất động sản, công nghiệp hóa đã làm cho màu xanh của đất nước mất đi nhiều. Làng quê giờ đây cũng không còn thanh bình như trước nữa. 
    Trước tình thế đó dường như chúng ta đã nghĩ rằng tre không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chúng ta nữa mà hình ảnh cây tre chỉ còn trong viện bảo tàng hay chỉ là để làm cây cảnh cho những ngôi nhà bê tông cốt thép. 
   Tre không dừng lại ở đó...
   Hình ảnh cây tre Việt Nam còn được thế giới khi kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững đang là chủ đề nóng của thế giới. Một loạt các công trình kiến trúc về tre của các kiến trúc sư Việt Nam đã đoạt giải quốc tế. Có thể kể đến như công trình Gió và nước của kts Võ Trọng Nghĩa; nhà cộng đồng suối Rè của kts Hoàng Thúc Hào;.... Những công trình đó đã một phần nào đó làm cho chúng ta gợi nhớ đến cây tre, nhưng những công trình đó chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các đối tượng trong xã hội. Do những công trình đó sử dụng cây tre nguyên nên chỉ những người thật sự cá tính mới đưa vào làm nhà hoặc nội thất. 
công trình Gió và nước của kts Võ Trọng Nghĩa
Nhà cộng đồng Ruối Rè của kts Hoàng Thúc Hào

    Hiện nay, Cây tre đã phát triển theo một tầm cao mới. Người Mỹ đã cải tiến từ công nghệ glulam timber của Đức (gỗ ép biến tính) thành công nghệ Glulam bamboo (tre ép biến tính) đã đưa cây tre trở lên gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại, phù hợp với tiêu chí phát triển kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững của toàn thế giới. Công nghệ tre ép có thể làm các loại nội thất nhà ở, khung nhà công nghiệp, làm cầu đường,...Giờ đây tre có thể thay thế được vị trí của gỗ trong kiến trúc hiện đại. Vì thế vấn đề về khai thác gỗ, chặt phá rừng sẽ được hạn chế, các vấn đề về môi trường như sói mon, thiên tai, bão lũ cũng được giảm thiểu nhờ việc trồng tre. Ngoài ra, việc phát triển ngành tre ở nước ta cũng tạo ra thu nhập cho người vùng núi trồng tre và người lao động thất nghiệp. 
  Chúng ta hãy cảm ơn người Mỹ đã tạo ra cho chúng ta có một ngành công nghiệp mới để phát triển đó là ngành tre công nghiệp.

Nội thất tre ép khối


                                                                                                                     Văn Cường