Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỘI THẤT








                             
                                                                                                                       Khắc Minh - Văn Cường

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Cây tre Việt Nam qua thời gian

    Từ xa xưa, khi đất nước còn nghèo khổ thì hình ảnh mái đình, cây đa, bến nước, con đò cùng với lũy tre xanh quanh làng đã trở lên quen thuộc và thân thương của làng quê Bắc bộ . Trong cuộc sống hàng ngày gần như mọi thứ hình ảnh cây tre đều có mặt. Từ những cái nhỏ nhất như que tăm, đôi đũa, cái chổi tre cho đến cán dao, cán cuốc và cả ngôi nhà tranh cũng hoàn toàn làm từ cây tre hết. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm thì lũy tre như một " pháo đài xanh" trước kè thù dũng mãnh, tre cũng là thứ vũ khí đơn sơ nhưng rất lợi hại và đã cùng dân tộc ta trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ. Sức mạnh của cây tre qua hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa nhổ cả bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân đã đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Cho đến những bẫy chông tre, gậy tầm vông vót ngọn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng góp phần vào thắng lợi thống nhất đất nước. Cây tre đã trở thành một biểu tượng cho đức tính bền bỉ dẻo dai và sức mạnh chiến thắng của người Việt Nam.
Lũy tre làng Bắc bộ Việt Nam

Nhà Việt cổ Bắc bộ
    Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng nâng cao, nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc thì hình ảnh cây tre dần dần bị lãng quên trong tâm trí của người Việt Nam. Những ngôi nhà không còn hình ảnh của cây tre nữa mà thay vào đố là bê tông, sắt thép.Cùng với các vấn đề về giao thông, xây dựng,bất động sản, công nghiệp hóa đã làm cho màu xanh của đất nước mất đi nhiều. Làng quê giờ đây cũng không còn thanh bình như trước nữa. 
    Trước tình thế đó dường như chúng ta đã nghĩ rằng tre không thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chúng ta nữa mà hình ảnh cây tre chỉ còn trong viện bảo tàng hay chỉ là để làm cây cảnh cho những ngôi nhà bê tông cốt thép. 
   Tre không dừng lại ở đó...
   Hình ảnh cây tre Việt Nam còn được thế giới khi kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững đang là chủ đề nóng của thế giới. Một loạt các công trình kiến trúc về tre của các kiến trúc sư Việt Nam đã đoạt giải quốc tế. Có thể kể đến như công trình Gió và nước của kts Võ Trọng Nghĩa; nhà cộng đồng suối Rè của kts Hoàng Thúc Hào;.... Những công trình đó đã một phần nào đó làm cho chúng ta gợi nhớ đến cây tre, nhưng những công trình đó chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các đối tượng trong xã hội. Do những công trình đó sử dụng cây tre nguyên nên chỉ những người thật sự cá tính mới đưa vào làm nhà hoặc nội thất. 
công trình Gió và nước của kts Võ Trọng Nghĩa
Nhà cộng đồng Ruối Rè của kts Hoàng Thúc Hào

    Hiện nay, Cây tre đã phát triển theo một tầm cao mới. Người Mỹ đã cải tiến từ công nghệ glulam timber của Đức (gỗ ép biến tính) thành công nghệ Glulam bamboo (tre ép biến tính) đã đưa cây tre trở lên gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại, phù hợp với tiêu chí phát triển kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững của toàn thế giới. Công nghệ tre ép có thể làm các loại nội thất nhà ở, khung nhà công nghiệp, làm cầu đường,...Giờ đây tre có thể thay thế được vị trí của gỗ trong kiến trúc hiện đại. Vì thế vấn đề về khai thác gỗ, chặt phá rừng sẽ được hạn chế, các vấn đề về môi trường như sói mon, thiên tai, bão lũ cũng được giảm thiểu nhờ việc trồng tre. Ngoài ra, việc phát triển ngành tre ở nước ta cũng tạo ra thu nhập cho người vùng núi trồng tre và người lao động thất nghiệp. 
  Chúng ta hãy cảm ơn người Mỹ đã tạo ra cho chúng ta có một ngành công nghiệp mới để phát triển đó là ngành tre công nghiệp.

Nội thất tre ép khối


                                                                                                                     Văn Cường
  

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

NỘI THẤT TRE CÔNG NGHIỆP

        Hiện nay, toàn thế giới đang có xu hướng phát triển kiến trúc xanh - kiến trúc bền vững bằng việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và gần gũi với thiên nhiên mà không cần phải khai thác gỗ hay chặt phá rừng. Trong đó, tre là vật liệu mới có thể thay thế được gỗ trong ngàng xây dựng và trang trí nội thất. Người tiêu dùng VN đang dần biết tới những sản phẩm về tre và ưa thích  nội thất tre. 
        Việc sử dụng tre làm nội thất không chỉ mang tới phong cách mới lạ  cho từng công trình mà còn là một nét văn minh trong cuộc sống và góp phần bảo vệ môi trường
- Công trình nội thất nhà anh An - Trường Trinh, Hà Nội
Nội thất phòng khách

Nội thất phòng ngủ

Giá sách kết hợp tủ đồ

Phòng thư viện 





KTS CƯỜNG VŨ

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

CẦU VƯỢT SANG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ

        Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cầu sang đường cho người đi bộ nhưng chủ yếu đều dùng vật liệu thép. Điều đó sẽ làm giảm đi vẻ đẹp của đô thị và tốn kém nhiều tiền bạc của nhà nước. Ý tưởng dùng vật liệu tre ép để thay thế vật liệu thép trong các công trình cầu sang đường cho người đi bộ sẽ giải quyết được những nhược điểm của cầu thép.  


       
                    kts  Vũ văn Cường

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

CẦU VƯỢT CHẤT LIỆU TRE




Tên giải pháp hữu ích:

     HỆ THỐNG CẦU VƯỢT  MINI BẰNG 
 CHẤT LIỆU TRE – THÉP


      Hiện nay tình hình kẹt xe chung trên cả nước, đặc biệt tại HN và TP HCM đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Trong khi các điều kiện kinh tế, xã hội hạ tầng đô thị không cho phép Việt nam có thể giải bài toán tắc đường triệt để trong vòng 20 năm tới. Do ngân sách nhà nước Việt nam có hạn lên không thể đồng thời hiện đại hóa đô thị,  cần phải có các giải pháp tình thế hạn chế tắc đường. Ý tưởng xây dựng : Hệ thống Cầu vượt mini bằng chất liệu tre thép chống tắc đường là một trong các giải pháp tình thế giúp chống tắc đường. Với hệ thống sản xuất Tre công nghiệp của ArtexTiến Động đạt mức độ tiên tiến nhất của thế giới dựa trên sự kế thừa công nghệ Glulam Timber ( gỗ ép biến tính)  đã có lịch sử hình thành và phát triển 40 năm từ Đức thì giải pháp trên hoàn toàn có thể hiện thực hóa tại các đô thị lớn ở Việt Nam.

        



I.   Tình trạng kỹ thuật của sáng chế.   
      Hệ thông cầu vượt mini làm bằng chất liệu tre - thép. Phần kết cấu chịu lực chính là cột và dầm chính của cầu dùng chất liệu thép. Phần bản mặt cầu, lan can và  vòm trên mặt cầu dùng chất liệu tre ép.









II.                Bản chất kỹ thuật của sáng chế
     Mục đích của sáng chế là tạo ra hệ thống cầu vượt mini bằng chất liệu tre thép khắc phục được các nhược điểm của các loại hệ thống cầu vượt đã biết khác.
     Để đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất hế thống cầu vượt mini bằng chất liệu tre thép gồm:
-         Phần thân cầu có chiều dài 42,4 m      
-         Phần chân cầu có chiều dài 29,2m  và độ dốc i = 8%
-         Phần kết cấu chịu lực chính gồm: Trụ cầu dung  thép ống có bán kính  R = 30 cm, chiều cao h = 3,5m liên kết với dầm chủ bằng bulong D43.  Dầm chủ và nhịp tính toán dùng thép chữ I được liên kết với nhau bằng bulong D43.  Bản mặt cầu rộng 3m dùng chất liệu tre ép liên kết với dầm bằng bulong D43.
-         Phần bảo vệ và phẩm mỹ gồm: Lan can cao 85cm dùng chất liệu tre ép và vòm trên bặt cầu tạo thẩm mỹ cho cầu dùng chất liệu tre ép liên với mặt 

    III.     Thuyết minh công dụng : Dùng cho xe máy, xe otô 4 chỗ trên trục đường chính đi qua ngã tư mà không phải dừng chờ đèn xanh đỏ. Dùng cho xe máy đi từ các đường nhánh đổ ra đường phố chính mà không phải băng cắt tạt đầu qua các phương tiện khác 




Kts. Vũ văn Cường

AMIN






KTS  Vũ Văn Cường
Tell                 :  0963 466 033
Email              :  bamboo.design@santre.vn
Skype            :  vcuong89
Facebook      :  facebook.com/ktscuongvu  (Cường Vũ )